Kiến thức về loét tỳ đè và cách phòng chống

kien-thuc-ve-loet-ty-de-va-cach-phong-chong-loet

Loét do tỳ đè gây ra bởi sự nén ép mạch máu lên một phần cụ thể của cơ thể trong thời gian liên tục và kéo dài, thường là lên các vùng xương lồi. Vết loét được tạo thành khi xảy ra tình trạng hoại tử thiếu máu (thiếu nguồn cung cấp máu) cho da hay cho mô dưới da. Chính vì thế, những người già ít vận động, người bị liệt, ngồi xe lăn, người sống thực vật,… thường bị loét do ngồi, nằm lâu ở một vị trí. 80% các vết loét xảy ra ở xương cùng hay gót chân.

Cách chăm sóc và điều trị loét do tỳ đè

kien-thuc-ve-loet-ty-de-va-cach-phong-chong-loet2

Bước 1

Đầu tiên là phải đánh giá chính xác tình trạng loét về vị trí, giai đoạn, kích thước, cảm giác đau và tình trạng vùng da xung quanh vết loét. Phải đánh giá lại vết loét da thường xuyên, hàng ngày hay ít nhất 1 lần/ tuần. Nếu tình trạng vết loét của bệnh nhân không được cải thiện, liệu pháp điều trị cần thay đổi sớm nhất có thể. Bất kì biến chứng tiềm ẩn nào về sức khỏe  của bệnh nhân cần phải được điều trị để hỗ trợ cho quá trình điều trị loét.

Bước 2

Làm sạch vết thương để tránh nhiễm khuẩn là rất quan trọng. Xung quanh vết loét da cần phải giữ sạch. Nếu vết loét bị nhiễm khuẩn, thì nên sử dụng loại kháng sinh thích hợp. Sử dụng lực tác động tối thiểu khi rửa hay làm sạch vết loét.

Bước 3

Không nên sử dụng thường xuyên chất khử trùng nhưng có thể cân nhắc sử dụng khi cần kiểm soát số lượng vi khuẩn (sau khi có đánh giá lâm sàng). Tốt nhất là chỉ nên sử dụng chất sát khuẩn trong một thời gian nhất định cho tới khi vết thương sạch và tình trạng viêm của vùng da xung quanh giảm.

Bước 4

Băng dán vết thương nên sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và không cần phải thay băng hàng ngày vì có thể ảnh hưởng tới vết thương. Hoặc bạn có thể sử dụng băng vết thương dạng xịt tạo màng sinh học Polyesteramide để bao phủ và bảo vệ vết thương, giúp vết thương mau lành.

Bước 5

Quan sát và đánh giá thường xuyên vết thương sẽ kiểm soát được quá trình tiến triển trong điều trị và thay đổi mục đích điều trị khi cần thiết.

Bước 6

Sử dụng thiết bị chuyên dùng, đệm hơi chống loét, miếng lót chống loét,… để giảm áp lực lên các vùng bị tỳ đè.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng tránh vết loét da

Các biện pháp chăm sóc da phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa hình thành vết loét, bao gồm kiểm tra và làm sạch da thường xuyên.

Vùng da trên các xương lồi cần được chăm sóc nhẹ nhàng và dưỡng ẩm nếu vùng da đó bị khô. Và điều quan trọng là tránh gây áp lực lên các khu vực dễ bị tổn thương viêm loét do tì đè.

Phải đảm bảo rằng bệnh nhân không nằm ở một vị trí cố định dài hạn hơn 2 giờ liên tục để phòng tránh vết loét.

Nâng đỡ những vùng tỳ đè của cơ thể sao cho lực tỳ đè giảm giúp tiến trình loét tỳ đè giảm như :

Đệm hơi chống loét Với chu kỳ bơm – xả liên tục giúp không khí bên trong đệm luôn được giữ ở nhiệt độ bên trong đệm luôn ở mức 28 độ C, nhiệt độ này rất phù hợp với người bệnh sử dụng, không bị hầm bí, nóng như đệm nước thông thường. Nhờ sự luân chuyển của khí giúp các múi đệm bơm căng lần lượt tạo cảm giác như chế độ massage, kích thích khả năng lưu thông máu tới các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, sự luân chuyển khí này giúp tạo sự thông thoáng cho cơ thể người bệnh, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu bạn đang cần địa chỉ mua đệm hơi giá tốt nhất, vui lòng liên hệ hotline: 0866.737.229 để được tư vấn và giao hàng miễn phí toàn quốc nhé.

Tags

Trả lời

Your email address will not be published.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MUA SẢN PHẨM

0866.737.229

top
error: Content is protected !!

ĐÃ ĐẶT MUA 10 PHÚT TRƯỚC