Các yếu tố gây nguy cơ loét ở bệnh nhân nằm liệt
Loét tì đè ở người liệt là tình trạng xảy ra phổ biến ở những bệnh nhân nằm liệt lâu ngày. Vết loét tì đè ở người liệt gây ảnh hưởng tới người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện và điều trị và gây nhiều khó khăn với người chăm sóc. Vết loét tì đè nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ lan rộng, nhiễm khuẩn tiến triển nhanh rất khó phục hồi thậm chí có thể gây biến chứng nguy hiểm tới tính mạng.
Nguyên nhân gây loét ở bệnh nhân nằm liệt
Nguyên nhân hàng đầu gây loét ở bệnh nhân nằm liệt là do sức nặng của cơ thể ép lên các vị trí bị tỳ đè khiến lưu lượng máu tới vị trí này đều giảm, thiếu dưỡng chất nuôi dưỡng và tái tạo mô khiến các biểu mô xunh quanh vị trí tỳ đề bị chết dần, lâu dần dẫn đến hoạt tử.
Ngoài ra, máu không đến được mô, giảm cung cấp bạch cầu dẫn đến giảm sức đề kháng. Tạo cơ hội cho vi khuẩn, nấm xâm nhập và gây bệnh làm vết loét tiến triển nặng hơn.
Đặc biệt ở những bệnh nhân mất ý thức, không có cảm giác đau, những người cao tuổi, người có bệnh nền khả năng phục hồi của mô giảm nhiều. Do đó, rất khó phát hiện sớm các vết loét da và việc chữa trị cũng trở nên khó khăn hơn.
Một số yếu tố gây loét da như:
- Hút thuốc lá: Khói thuốc lá làm cứng động mạch và làm gián đoạn lượng máu đến chi.
- Tuổi cao: Tuổi cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và suy tĩnh mạch.
- Huyết áp cao: Làm hỏng các động mạch và làm giảm lượng máu đến chi
- Béo phì: Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, xơ vữa động mạch và tăng áp lực trong tĩnh mạch chân của bạn.
Triệu chứng vết loét ở người liệt
Loét da ở người liệt chia làm 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những triệu chứng đặc trưng. Cần phân biệt rõ từng giai đoạn để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp nhất.
Giai đoạn loét tỳ đè 1
Đây là giai đoạn khởi đầu, vết loét thường khó phát hiện, đặc biệt ở những người da có màu đen. Có thể phát hiện dựa vào sự thay đổi ở vùng da bị ép so với các vùng da lân cận như: Nhiệt độ da thay đổi, da cứng chắc hơn hoặc xốp hơn, có cảm giác đau, ngứa.
Vết loét thường xuất hiện ở những vùng da tì đè, đàn hồi kém, màu da chuyển dần thành xanh hoặc đỏ tía. Bệnh nhân có thể hồi phục nếu phát hiện và xử lý sớm.
Giai đoạn loét 2
Bắt đầu xuất hiện loét nhẹ như trớt da hoặc thành hố nhỏ. Đáy vết thương có màu đỏ hoặc hồng và chưa có tế bào chết màu vàng đục.
Giai đoạn 3
Vùng da chết bị lột ra, vết loét ăn sâu xuống gần đến các lớp cơ. Xuất hiện tế bào hoại tử màu vàng đục nhưng không có sự hiện diện của xương, gân, cơ.
Giai đoạn 4
Da bị phá hủy hoàn toàn, vết loét càng lúc càng ăn sâu ra xung quanh. Các mô bị hoại tử, ăn sâu xuống phía dưới tới các lớp cơ, gân, xương, loét có thể ăn thành các hầm, xoang. Đáy vết thương có màu vàng đục, nâu, xám hay khô đen do mô hoại tử và xuất hiện đường hầm, lỗ dò.
Cách chăm sóc vết loét ở bệnh nhân nằm liệt
Hầu hết vết loét có thể được phòng ngừa nếu phát hiện sớm. Bệnh nhân cần được chăm sóc và xử lý đúng cách để giảm sự tiến triển của vết loét, giảm các biến chứng nghiêm trọng.
Vì vậy, người chăm sóc bệnh nhân nên chuẩn bị kỹ năng chăm sóc tốt để phòng ngừa và xử lý vết loét tì đè không cho tiến triển phức tạp hơn.
1.Vệ sinh, sinh hoạt đúng cách
Bệnh nhân loét tì đè phải được vệ sinh sạch sẽ tránh nhiễm khuẩn. Các biện pháp có thể sử dụng như
Lau rửa da bằng nước ấm và dung dịch sát khuẩn lành tính chuyên dụng cho vết loét
Giữ cho da luôn khô thoáng
Thay đổi tư thế của bệnh nhân thường, ít nhất 2 giờ 1 lần.
Xoa bóp cho người bệnh nhiều lần trong ngày nhằm tăng lưu thông máu.
Chú ý không để ga giường bị nhăn, gập hay sờn rách. Thay ga trải giường và quần áo người bệnh thường xuyên. Duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
2. Sát trùng vết loét thường xuyên
Khi xuất hiện những vết loét, cần phải giữ vệ sinh và sát trùng sạch sẽ. Trường hợp nhẹ có thể tự xử lý mà không cần phẫu thuật hoặc sự can thiệp của bác sĩ. Điều đầu tiên cần làm là rửa sạch vết loét. Sau đó dùng gạc vô trùng vệ sinh sạch sẽ các dịch, mủ, tế bào chết một cách nhẹ nhàng. Tiếp theo dùng dung dịch sát khuẩn lành tính để rửa sạch vết loét, sử dụng thêm một số loại kem bôi vết thương, vết loét ngoài da để giúp kháng khuẩn, bảo vệ vết thương, chống viêm mà kích thích tái tạo da mới.
Tránh dùng các dung dịch kháng khuẩn chứa cồn, oxy già trên vết thương hở, vết loét nặng. Do các dung dịch này gây xót, gây tổn thương các mô lành, ngăn chặn quá trình hình thành tế bào hạt, nguyên bào sợi khiến vết thương khó lành hơn. Sau đó cần băng vết loét cẩn thận (không băng quá chặt và kín), xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh nhằm lưu thông máu quanh khu vực tổn thương.
3.Phẫu thuật cắt lọc vùng bị hoại tử
Phẫu thuật thường được sử dụng với vết loét ở giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Vì trường hợp này, vết loét tổn thương sâu và đã hoại tử. Phẫu thuật cắt vùng bị hoại tử nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng lan sang các vùng xung quanh và tránh tổn thương sâu vào bên trong. Sau khi đã cắt lọc khu vực hoạt tử, vẫn cần sử dụng các dung dịch kháng khuẩn chuyên dụng và cần băng xung quanh vùng tế bào bị lộ ra để hạn chế nhiễm khuẩn.
4. Chọn nệm chống loét phù hợp cho người bệnh nằm lâu 1 chỗ
Cách dễ dàng để chống loét là sử dụng đệm chống loét cho bệnh nhân. Vì nệm này có van đảo chiều vừa ngăn ngừa loét, vừa có thể massage lưng người bệnh nằm lâu 1 chỗ
Đệm chống loét iMedicare iam-8P- lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân liệt giường.
Đặc điểm:
- Nệm làm từ nhựa PVC dùng trong y tế, không mùi, an toàn cho sức khỏe.
- Dễ dàng di chuyển, gấp gọn và vệ sinh.
- Không khí được bơm liên tục, tạo thành dòng không khí không gây bí nóng.
- Có chế độ van bơm hơi giúp không khí lưu thông ở mặt đệm, giữ mặt đệm luôn ở mức 27- 28 độ C.
- Hoạt động ổn định, độ ồn thấp.
Đệm chống loét iMedicare IAM-8P được thiết kế riêng cho những người có thời gian nằm điều trị bệnh dài ( hơn 15 giờ/ ngày). Các múi hơi xen kẽ các rãnh là điểm đặc biệt, giúp phân tán đều lực tì đè của cơ thể, đặc biệt là các vùng chịu lực tì đè lớn như phần lưng hoặc xương cụt.
Bác sĩ khuyên gì?
Ngoài việc vệ sinh, chăm sóc thì chế độ dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết. Thiếu hụt dinh dưỡng là nguyên nhân làm chậm quá trình lành vết thương bằng cách ức chế sự tổng hợp collagen. Người bệnh thiếu hụt protein dễ có khả năng gây các nhiễm trùng loét nhất vì chúng làm giảm chức năng của bạch cầu.
Chất béo cũng là chất cần thiết vì chúng tạo nên cấu trúc màng tế bào. Vitamin và muối khoáng cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình lành vết thương.
Vì vậy, cách tốt nhất để dự phòng loét là cho bệnh nhân ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và tránh hình thành vết loét.
Nếu bệnh nhân đã bị loét, cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị, không điều trị theo mách bảo tránh nhiễm khuẩn da. Không nặn, không xoa bóp vùng da loét và quanh vết loét
Một sản phẩm được rất nhiều y bác sĩ tư vấn sử dụng cho bệnh nhân nằm lâu ngày đó chính là nệm chống loét. Sản phẩm này đã và đang hỗ trợ cho rất nhiều bệnh nhân, giúp bệnh nhân ăn ngon, ngủ khỏe và tránh khỏi nguy cơ hình thành vết loét.
[…] Các yếu tố gây nguy cơ loét ở bệnh nhân nằm liệt […]
[…] Các yếu tố gây nguy cơ loét ở bệnh nhân nằm liệt […]
[…] Các yếu tố gây nguy cơ loét ở bệnh nhân nằm liệt […]
[…] Các yếu tố gây nguy cơ loét ở bệnh nhân nằm liệt […]
[…] Các yếu tố gây nguy cơ loét ở bệnh nhân nằm liệt […]
[…] Các yếu tố gây nguy cơ loét ở bệnh nhân nằm liệt […]