Đề phòng loét da ở bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não
Bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, thường phải nằm lâu một chỗ, không đi lại được, thì biến chứng rất thường gặp là loét da do tỳ đè. Vậy để đề phòng loét da ở bệnh nhân liệt nửa người thì có những cách nào?
Đề phòng loét da ở bệnh nhân bằng đệm hơi chống loét
Loét xảy ra sớm hay muộn, biến chứng nặng hay không, có thể lành hay không, có khả năng tái phát hay không đều phụ thuộc vào chăm sóc của ngành y tế và gia đình của bệnh nhân.
Có thể bạn quan tâm
- Loét da ở người già, người bệnh: nguyên nhân, dấu hiệu và phòng tránh
- Đệm hơi chống loét sử dụng có khó không?
- Vì sao người cao tuổi dễ bị loét da?
Bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến mạch máu não thường gặp loét ở những chỗ bị tỳ đè nhiều như vùng xương cụt, hai gót chân, hai bả vai, lưng, mông. Để chống loét cho bệnh nhân, cần cho bệnh nhân nằm trên đệm hơi cho người bệnh.
Đệm hơi chống loét được cấu tạo gồm các múi hơi xen kẽ các rãnh, có tác dụng phân tán đều lực tỳ đè của cơ thể, đặc biệt là các vùng chịu lực tỳ đè lớn như phần lưng hoặc xương củng cụt. Bệnh nhân nằm điều trị trên giường bệnh được trang bị đệm sẽ cảm giác dễ chịu hơn, phần lưng thông thoáng, ăn ngon, ngủ tốt hơn, hồi phục sức khỏe nhanh. Đệm chống lở loét là sản phẩm đang được tin dùng phổ biến trên thế giới.
Giữ gìn vệ sinh các vùng da bị tỳ đè nhiều
Hằng ngày 1-2 lần lau bằng khăn mềm, ấm, sau đó lau khô bằng khăn mềm sạch, nhất là sau khi đi đại, tiểu tiện. Khi lau tránh làm xây xát da, không nên bôi mỡ hay rắc bột kháng sinh vì gây hạn chế hô hấp của da và gây ẩm càng dễ loét. Hằng ngày phải kiểm tra phát hiện sớm các dấu hiệu chớm loét như ngứa, đau, thay đổi màu da như đỏ, tím để kịp thời điều trị. Khi phát hiện ra các dấu hiệu chớm loét thì phải kê gối, đệm mềm tại các nơi đó để tránh bị tỳ đè thêm tránh loét.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân liệt nữa người là rất quan trọng. . Nếu người nhà không chú ý tới chế độ dinh dưỡng, bệnh nhân có thể mắc các chứng bệnh như béo phì, tiểu đường nếu chế độ ăn có quá nhiều dinh dưỡng hoặc suy dinh dưỡng và suy giảm miễn dịch nếu chế độ ăn bổ sung không đủ dinh dưỡng.
Thức ăn cho người bệnh ngoài việc đầy đủ chất dinh dưỡng còn phải đảm bảo rằng thực phẩm mềm và dễ tiêu. Bạn có thể nấu cháo mềm và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, kết hợp uống sữa mỗi ngày.
Với những bệnh nhân tự ăn được thì nên chọn những thức ăn hợp khẩu vị với người bệnh. Chú ý cho người bệnh ăn từ từ, tránh ép bệnh nhân vì có thể gây nghẹn, sặc rất nguy hiểm. Những bệnh nhân có thêm bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu thì phải ăn theo chế độ quy định.
Thường xuyên xoa bóp, vận động nhẹ
- Xoa bóp nhẹ nhàng tay, chân, lưng, trán.
- Tập co duỗi các ngón tay, ngón chân.
- Tập co duỗi khớp tay, khớp chân.
- Chú ý thỉnh thoảng cho bệnh nhân xoay cổ, tập ngồi dậy rồi dần dần tập đứng, tập đi…
Chăm sóc hàng ngày
Do người bệnh phải ăn, nằm và sinh hoạt trên giường 24/24 nên ga gối thường bẩn hơn bình thường, điều này sẽ làm họ khó chịu nếu không được thay. Do vậy cần phải thường xuyên thay ga giường cho người bệnh.
Phòng riêng của bệnh nhân nên là nơi khô ráo, thoáng khí, trong tầm mắt người nhà để dễ dàng theo dõi và chăm sóc.
Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, đối với bệnh nhân nam phải cạo râu, nữ cần được vệ sinh, rửa mặt hàng ngày. Khi vệ sinh cho bệnh nhân người nhà nên nói chuyện, động viên tinh thần, khích lệ người bệnh cố gắng trong điều trị bệnh.
Trên đây là một số cách để đề phòng loét da ở bệnh nhân tai biến liệt nửa người mà DEMCHONGLOET.COM muốn chia sẻ đến bạn.
Để đặt mua đệm hơi chống loét tốt nhất cho bệnh nhân vui lòng liên hệ hotline: 0866.737.229 hoặc truy cập website: demchongloet.com để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm.