Cách vệ sinh và bảo quản đệm hơi chống loét

Đệm hơi chống loét là vật dụng rất cần thiết cho những người bệnh, người già nằm lâu trên giường hoặc bị hạn chế đi lại. Những chiếc đệm hơi chống loét ngoài việc xuất hiện những vết bẩn từ không khí, thì trong suốt quá trình sử dụng không thể tránh khỏi vết nước tiểu hay đại tiện từ người bệnh lên đệm. Vậy cách vệ sinh đệm hơi chống loét như thế nào?

Chất liệu đệm hơi chống loét

Đệm hơi chống loét khác hoàn toàn so với đệm hơi thông thường và đệm nước. Vế chất liệu, đệm chống loét thông thường được làm từ chất liệu nhựa PVC dùng trong y tế hoàn toàn không gây mùi, rất an toàn đối với sức khỏe của người bệnh.

Với chất liệu nhựa PVC có ưu điểm là dễ dàng vệ sinh trong quá trình sử dụng, không mất thời gian như đệm thông thường.

Về thiết kế thì đệm chống loét có thiết kế khá nhỏ gọn, đơn giản trong quá trình sử dụng cũng như lắp đặt. Phần đệm có thể gấp gọn lại vô cùng tiện dụng, khi sử dụng bạn mới mang ra bơm hơi vào. Sau khi bơm đệm sẽ rất êm giúp cho người dùng hoàn toàn thoải mái và dễ chịu khi nằm lên.

Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh đệm chống loét

Do đệm chống loét là vật dụng gần như dùng 24/24 trong ngày nên thường được mọi người chú ý khâu vệ sinh chúng. Tuy nhiên có rất nhiều người đã vệ sinh đệm chống loét sai cách. Đó là:

– Vệ sinh bằng chất tẩy rửa mạnh: Một số người sử dụng thuốc tẩy, nước tẩy rửa mạnh để làm sạch chất bẩn trên đệm trong quá trình sử dụng. Điều này là không cần thiết vì các chất tẩy rửa mạnh sẽ ảnh hưởng đến cấu tạo và chất lượng của bề mặt đệm chống loét.

– Phơi nắng: hầu hết mọi người sau khi giặt rửa đệm chống loét với hy vọng đệm sẽ nhanh khô hơn, thơm tho hơn, mà không biết rằng ánh nắng trực tiếp khiến đệm bị cứng. Nếu nắng to sẽ làm hỏng đệm, khiến đệm nhanh bị rách.

Cách vệ sinh đệm hơi chống lở loét

Đệm hơi chống loét có giặt được không, vệ sinh đệm như thế nào? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của những gia đình đang sử dụng đệm chống loét cho người bệnh.

Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi vết nước tiểu, đại tiện hay các vết bẩn khác từ người bệnh lên đệm. Tuy nhiên có rất nhiều người mắc một sai lầm nghiêm trọng là mang đệm giặt rồi phổi khô trực tiếp dưới ánh nắng. Điều này khiến bề mặt đệm bị cứng và gần như là mất tác dụng cùng khả năng đàn hồi vốn có của nó.

Vậy nên để đệm hơi chống loét luôn sạch sẽ và bền lâu, khi đệm bị bẩn bạn chỉ nên xử lý bằng phương pháp khô trước, việc làm đầu tiên đó là dùng khăn lau sạch bụi bẩn, sau đó giặt khăn sạch bằng nước ấm, vắt ráo nước, và tiền hành lau khắp bề mặt đệm.

Cuối cùng để đệm khô tự nhiên trong phòng, hoặc có thể dùng quạt thổi gió cho nhanh khô là được. Cần vệ sinh định kỳ bằng cách này để đệm luôn được sạch, đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của đệm.

Xử lý mùi hôi và vết nước tiểu với các bước đơn giản như

Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu bao gồm Baking soda hoặc phấn rôm em bé, khăn ướt và giấy thấm. Thực hiện bằng cách:

  • Bước 1: Dùng giấy thấm bớt nước trên đệm
  • Bước 2: Lấy khăn ướt lau thật sạch bề mặt đệm hơi chống loét.
  • Bước 3: Đổ một lượng phấn rôm em bé vừa đủ lên vị trí bị ẩm ướt, để phấn rôm hút hết mùi ẩm.
  • Bước 4: Lau sạch phấn rôm ở trên đệm
  • Bước 5: Sử dụng quạt trực tiếp lên đệm hơi chống loét cho khô tự nhiên, hoặc đem đệm phởi ở nơi thông thoáng tránh ánh nắng mặt trời.

Bảo quản đệm hơi chống loét đúng cách

  • Bảo quản đệm tại nơi thoáng mát, độ ẩm không quá 80%.
  • Không phơi đệm ngoài nắng hoặc để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp lên đệm.
  • Tránh để hóa chất, dung môi hoặc bất kì chất lỏng nào tiếp xúc với đệm.
  • Không đặt các vật sắc nhọn đâm vào đệm.

GỌI NGAY 0866.737.229 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ SẢN PHẨM

Tags

Trả lời

Your email address will not be published.

GỌI NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MUA SẢN PHẨM

0866.737.229

top
error: Content is protected !!

ĐÃ ĐẶT MUA 10 PHÚT TRƯỚC