Nguyên lý hoạt động của đệm hơi chống loét
Đệm hơi chống loét là một sản phẩm thiết yếu cho các bệnh nhân cần phải nằm tại giường trong thời gian dài giúp ngăn chặn và chữa trị chứng lở loét do nằm lâu của các bệnh nhân bị liệt, tai biến,… Vậy nguyên lý hoạt động của đệm hơi chống loét ra sao? Bài viết sau sẽ chia sẻ với bạn nhiều thông tin thú vị.
Nguyên lý hoạt động đơn giản của đệm hơi chống loét
Để bạn hiểu một cách đơn giản và hình dung nhanh chóng hơn, bạn hãy sử dụng một chiếc đệm chống lở loét thật để làm ví dụ nhé. Bài viết này sẽ lấy đệm chống lở loét iMedicare làm ví dụ cho bạn:
Cấu tạo
Đệm chống lở loét iMedicare được thiết kế 2 phần: máy bơm khí và đệm khí. Đệm khí chia thần 2 phần bóng và đệm riêng biệt.
Bề mặt đệm được sản xuất bằng nhựa PVC y tế, thân thiện với người sử dụng, không gây kích ứng da với người bệnh. Bề mặt đệm được chia làm nhiều múi tạo các rãnh giúp lưu thông không khí cho bề mặt da tiếp xúc.
Cơ chế hoạt động
Cơ chế hoạt động của đệm chống loét iMedicare với chu kỳ bơm – xả liên tục giúp không khí bên trong đệm luôn được giữ ở nhiệt độ bên trong đệm luôn ở mức 28 độ C, nhiệt độ này rất phù hợp với người bệnh sử dụng, không bị hầm bí, nóng như đệm nước thông thường.
Nhờ sự luân chuyển của khí giúp các múi đệm bơm căng lần lượt tạo cảm giác như chế độ massage, kích thích khả năng lưu thông máu tới các bộ phận trên cơ thể. Ngoài ra, sự luân chuyển khí này giúp tạo sự thông thoáng cho cơ thể người bệnh, người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
Như trình bày ở trên, đệm chống loét được cấu tạo bởi các múi hơi xen kẽ các rãnh, các tác dụng phân tán đều lực tỳ đè của cơ thể. Đặc biệt các vùng chịu lực tỳ đè lớn như phần lưng hoặc xương cùng cụt hay chịu áp lực liên tục, dễ bị lở loét và tái phát những lần sau. Với các vị trí này, đệm chống lở loét cũng có thể tác động được và ngăn chặn khả năng tái phát hiệu quả.
Tại sao khi hoạt động các múi đệm chống loét lại lúc căng lúc xẹp?
Dựa vào điều khiển của máy bơm, mỗi múi đệm có thể chạm vào từng phần của cơ thể sau mỗi 6 phút. Chuyển động của các múi đệm lúc căng lúc xẹp là để kích thích tuần hoàn máu để ngăn chặn sự xuất hiện của chứng lở loét đối với các bệnh nhân phải nằm trong giường lâu. Và từ đó có thể chữa chứng lở loét một cách nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Cách vệ sinh đệm hơi chống loét?
Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của những gia đình đang sử dụng đệm chống loét cho người bệnh.
Trong quá trình sử dụng không thể tránh khỏi vết nước tiểu, đại tiện hay các vết bẩn khác từ người bệnh lên đệm. Tuy nhiên có rất nhiều người mắc một sai lầm nghiêm trọng đó là mang đệm ra giặt bằng xà phòng, và nước sau đó phơi khô dưới trời nắng. Điều này khiến bề mặt đệm bị cứng và gần như là mất tác dụng cùng khả năng đàn hồi vốn có của nó.
Vậy nên để đệm hơi chống loét luôn sạch sẽ và bền lâu, khi đệm bị bẩn bạn chỉ nên xử lý bằng phương pháp khô trước, việc làm đầu tiên đó là dùng khăn khô lau sạch bụi bẩn, sau đó giặt khăn sạch bằng nước ấm, vắt ráo nước, và tiến hành lau khắp bề mặt đệm.
Cuối cùng để đệm khô tự nhiên trong phòng, hoặc có thể dùng quạt thổi gió cho nhanh khô là được. Cần vệ sinh định kỳ bằng cách này để đệm luôn được sạch, đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ của đệm.
Nếu bạn đang cần địa chỉ mua đệm hơi giá tốt nhất, vui lòng liên hệ hotline: 0866.737.229 để được tư vấn và giao hàng miễn phí toàn quốc nhé.
[…] Nguyên lý hoạt động của đệm hơi chống loét […]